Ở tỉnh Bình Thuận vốn được xem như là thủ phủ của thanh long, nơi tập trung những hecta thanh long bạt ngàn. Trồng thanh long ở đây vốn là điều tự nhiên quen thuộc. Nhưng đối với các vùng khác, đặc biệt ở các tỉnh miền Bắc, trồng thanh long cũng khá mới lạ. Cùng chúng tôi khám phá cách trồng thanh long ở các tỉnh miền Bắc.
Cây thanh long vốn cũng kỳ lạ, bộ gốc và thân yếu nhưng lá lại
to và dài. Chính vì vậy để thanh long có thể phát triển được, người ta phải
dùng cột trụ để chống đỡ, là chỗ cho thanh long bám vào khi trưởng thành. Ở Bình Thuận thường là những cột trụ bằng bê
tông hoặc ít ra cũng phải là các thân cây lớn chắc chắn và thẳng đứng. Có như vậy
mới “đỡ” nổi cây thanh long qua từng mùa vụ. Vì chỉ tính riêng sức nặng của quả
khi chín cũng đã rất nặng gánh.
Tại Bình Thuận, người
trồng thanh long hết sức nghiêm túc và đầu tư cột trụ vững chắc để có thể trồng
thanh long lâu dài. Ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, thanh long được trồng khá tự
do thoải mái. Người ta có thể cho thanh long đu bám vào các loại cây ăn quả
trong vườn nhà như nhãn, bưởi. Hoặc cũng có gia đình trồng cây bằng việc cho
thanh long “leo” thả ga trên các mái nhà, nắp bể nước hay thậm chí là tường rào
xây bằng gạch.
Một trong các cách trồng khác của người nông dân phía bắc là
trồng thanh long kết hợp với những cây cau. Những thân cau thẳng tắp cao vút vô
hình chung không khác gì các cột trụ bê tông để thanh long bám lấy và phát triển
trưởng thành. Nếu đi về các miền quê như Thái Bình, Nam Định hay Hà Nam, bạn dễ
gặp các vườn cau cao vút. Và phía dưới gốc cau là những cành là thanh long thoải
mái bám vào. Điều này theo chúng tôi là 1 phương pháp khá cũng không tệ 1 chút
nào. Vừa tiết kiệm cho bà con các chi
phí xây cột trụ, vừa tận dụng được diện tích đất và không gian để nuôi trồng
nhiều tầng thực vật.

Ảnh: trồng thanh long bám vào thân cây cau ở Thái Bình
Việc tưới nước cho cây vì thế cũng khá dễ dàng, 1 công đôi
việc. Cùng lúc có thể tưới cho cả 2 loại cây trồng. Hơn nữa việc thanh long đu
bám có vẻ như cũng không mấy ảnh hưởng tới sức phát triển vốn rất tốt của những
thân cau.
Nếu đi 1 vòng quanh đất nước ta, bạn sẽ dễ dàng nhận ra các thói
quen khác nhau của mỗi vùng miền trong việc trồng cây. Người Miền Bắc và Bắc Trung
Bộ có xu hướng tận dụng mọi khoảng không để trồng kết hợp các loại cây khác
nhau. Trong vườn cây rất dễ thấy các loại cây từ bám mặt đất, thấp dần đến cao
mọc đan xen trong vườn. Kể cả các vườn trồng rau cũng vậy. Người miền Nam và
Nam Trung Bộ lại thích trồng riêng biệt từng loài cây trong các khu vườn khác
nhau. Chúng ta sẽ thấy các khu trồng thanh long riêng, các loại cây ăn trái
khác riêng. Rất hiếm khi thấy cùng trong 1 diện tích đất vườn, người miền Nam
và Nam trung bộ lại có thể trồng nhiều loài cây khác nhau.
Ở các vùng miền của nước ta bên cạnh sự khác nhau về khí hậu
là thổ nhưỡng và địa chất. Trồng thanh long hay những loại cây khác về cơ bản đều
do các yếu tố này quyết định. Tuy vậy 1 nguyên nhân khác cũng có ảnh hưởng
không kém. Đó chính là mục đích trồng cây căn bản khác nhau. Người miền Bắc gần
như chỉ có thòi quen trồng cây để ăn quả, không nhằm mục đích kinh doanh. Vời
người miền Nam và Nam Trung Bộ, trồng cây là để kinh doanh buôn bán, thậm chí
là xuất khẩu. Điều này cũng lý giải vì sao hoa quả ở các vùng này lại bạt ngạt
và phong phú nhiều nhất cả nước như vậy.